ĐÀI LOAN CÓ GÌ THÚ VỊ

TỐ CHỨC HAND IN HAND

BUỔI SINH HOẠT CỦA CLB TIẾNG HOA

NHẬT KÝ DU HỌC SINH

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

FTU's GAMES

Dương Hoàng Anh

FTU's games là ngày hội thể thao lớn nhất của trường Đại học Ngoại Thương, được tổ chức hằng năm với sự tham gia của các FTUers. Khi lớp K53MF nhận được thông báo chính thức liền lập ra đội tuyển để tham dự những môn: bóng đá nam, nữ; bóng chuyền nam, nữ; cầu lông. Sôi động nhất có lẽ là giải bóng đá nữ. Nhìn những bạn nữ bề ngoài dịu dàng thế đấy,nhưng khi lao vào trận đấu thì sự  nhiệt huyết không hề thua kém các bạn nam tí nào đâu. Cho dù những trận đấu hầu hết đều diễn ra vào trưa nắng nhưng chưa bao giờ tôi thấy họ than vãn hay mệt nhọc. Tinh thần của chúng tôi lúc ấy luôn đoàn kết cao độ, thực sự lâu rồi tôi mới thấy được những con người vui cùng nhau, buồn cùng nhau và hết mình vì nhau như thể đây là một gia đình vậy. Thật ra nữ không có thể lực tốt và cũng không hiểu rõ luật bóng đá như các bạn nam nên những trận đầu chúng tôi cứ đá một cách “vô tư” nếu không nói “đá theo luật rừng”. Đó là những trận cười ra nước mắt khi bạn Loan đá văng giày ra khỏi chân, khi tôi đá hụt banh trước con mắt ngạc nhiên của đội bạn. Đó cũng là những lúc lo lắng khi gặp phải đối thủ mạnh, cảm thấy mình không còn cơ hội chiến thắng hay những lúc cãi vã thay thế bạn chơi.Nhưng dù thế nào đi nữa thì cả đội cũng đã cùng nhau thi đấu thật tốt và hết sức mình. Thật ra đội tuyển bóng đá và bóng chuyền nữ là một. Cũng chính vì vậy mà đôi khi chúng tôi phải thi đấu 2 môn liên tiếp nhau từ 12h trưa đến 3,4h chiều. Những bạn cổ động viên nhiệt tình đã tiếp thêm sức mạnh cho cả đội,đó có lẽ là nguồn động lực to lớn nhất giúp chúng tôi quên đi cái ích kỉ của bản thân và chiến đấu vì tập thể. Ánh nắng chói chang, mồ hôi nhễ nhại nhưng chúng tôi vẫn cười tươi. Cười vì biết chúng tôi luôn sát cánh bên nhau, tất cả hòa vào là một.
Cuối cùng đội bóng đá nữ và bóng chuyền nữ K53MF đã phải dừng chân ở bán kết.Nhưng đó có thể xem là một khởi đấu không tệ tí nào,một kỷ niệm đáng nhớ cho cả đội nói riêng và tập thể K53MF nói chung mỗi khi nhắc đến FTU’s games. Còn về bóng đá nam, bóng chuyền nam các bạn đã không vào được bán kết. Giải cầu lông lớp giành được giải huy chương đồng do công xuất sắc của bạn Nguyễn Lê Khang Cường. Mặc dù không giành được giải như cả lớp mong đợi nhưng đối với chúng tôi, FTU's games là những gì thể hiện rõ nhất cho tinh thần học hết sức, chơi hết mình của cộng đồng MFers. Tôi luôn mong được trở lại những giải đấu đầy lửa và nhiệt huyết ấy. Vì vậy các bạn trẻ của K54MF và các thế hệ MF sau này luôn giữ vững tinh thần nhiệt huyết, cháy hết mình của anh chị đi trước. Đừng để nắng, gió, mưa của thời tiết khắc nghiệt làm chùn chân tinh thần và sức trẻ của các bạn. Mạnh mẽ lên nào!
Cựu đội trưởng đội bóng đá nữ K53MF kí tên.



TỰ HÀO SỬ VIỆT

Người viết: NThu
Tự hào sử Việt là ngày hội cuối cùng của năm học nên đối với những sinh viên năm Nhất như chúng mình, đây như là dịp để cùng nhau vừa chuẩn bị hội, vừa ôn lại kỉ niệm của một năm đầu tiên mài quần ở ghế đại học, tưởng dài nhưng trôi nhanh quá nhanh…
Không khí ngày hội đã hào hứng ngay từ những ngày đầu tiên chuẩn bị: từ chở nhau bon bon xe máy tìm mua màu cùng cọ vẽ, ván gỗ để làm hình nộm; cùng nhau tô tô vẽ vẽ tên giặc Pháp làm mục tiêu ném mút xốp sũng nước để tham gia gian hàng trò chơi ngày hội; bò lăn bò toài trên bàn ghế đá sân trường trang trí poster gian hàng để lấm lem màu khắp mặt mũi quần áo;… Tất nhiên tuổi trẻ ham chơi nông nổi, trong quá trình làm không thể thiếu những lúc bày trò dán băng keo khắp người nhau không cho thoát ra, bôi trét màu “có chủ đích” khắp người nhau, canh lúc bạn mình ngủ vờ vật trên ghế đá với những kiểu nằm “lộng lẫy, duyên dáng” mà chụp hình lia lịa, mượn dụng cụ diễn kịch của hàng xóm lớp cạnh bên mà nghịch hay nhảy nhót nhiệt tình khi tiếng nhạc lớp khác tập văn nghệ vang lên. Tất cả như mới chừng hôm trước hôm nay gì đây thôi…
Ngày hội Tự hào sử Việt diễn ra với niềm mong chờ từ các thành viên. Có thật nhiều gian hàng thú vị, nhưng tất nhiên thú vị nhất vẫn là gian hàng của lớp chúng mình!!! Bằng chứng là không chỉ có các bạn, anh chị sinh viên mà thầy cô cũng tham gia ném xốp nước nhiệt tình vào tên giặc manơcanh và đến cuối buổi, bọn mình còn được trao phần thưởng cho gian hàng và trang trí gian hàng ấn tượng nhất ngày hội. Sau đó bọn mình còn được lần đầu tiên xem các bạn và anh chị sinh viên chơi cờ người, mặc dù hơi lâu vì thời gian cân não suy nghĩ nước cờ nhưng rất lạ và điệu nhảy của các “quân cờ” rất nhộn, rất đáng chờ để xem. Đến chiều tối, phần không thể thiếu của một ngày hội ở FTU là văn nghệ đã khiến cho mọi người giải lao sau một ngày dài và cháy hết mình với những lời ca, điệu nhảy từ các nghệ sĩ khách mời và sinh viên của trường.
Chúng mình ra về với bao nhức mỏi, rệu rã nhưng là vì đẩy hết tâm ý vào gian hàng, cho sạch năng lượng vào ngày hội thật vui, thật trẻ trung nhiệt huyết!


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Phi Lý Trí - Hành vi của chúng ta có luôn đúng đắn ???

Phi lý trí của Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng. Nó buộc người đọc phải suy nghĩ kỹ hơn về tất cả những hành vi, những sai lầm của mình để sống hợp lý và tốt đẹp hơn. Quyển sách là sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và tâm lý, đem đến cho chúng ta những trải nghiệm mới hơn, sâu sắc hơn về những thứ đang diễn ra xung quanh. Quyển sách không phải là những kiến thức khô cằn, cứng nhắc, bạn có thể đọc nó như một cách để giải trí. Tất nhiên, với những ai có sự kết hợp giữa đọc, suy nghĩ, phân tích và áp dụng vào cuộc sống thì sẽ đạt được giá trị cao nhất của nó
Download Phi Lý Trí

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Nhật ký du học sinh - phần 2

                                                                                                                    Neal

Ngày đầu tiên thức dậy ở Đài Bắc, bọn tôi dậy khá sớm, đêm qua lục đục tới 4h sáng ngủ mà 9h tụi tôi đã dậy rồi, ai cũng ngủ ngon lành, dậy khoan khoái chứ không có kiểu trằn trọc vì chưa quen hay nhớ nhà. Chắc sau chuyến đi dài lại thức khuya ai cũng mệt. Sau khi đi dạo lòng vòng chợ tụi tôi được dẫn đi mrt lòng vòng thành phố, lên trường ăn uống, đi làm sim điện thoại.
Chợ chỗ dorm nam tụi tôi khá đẹp, sạch sẽ, chỉ là một chợ nhỏ nhỏ nhưng tôi thấy sạch sẽ hơn cả chợ bến thành ở SG. Đi MRT cũng khá dễ, chỉ cần có bản đồ được hướng dẫn 1 2 lần là có thể tự đi. Tụi tôi phải làm 1 cái thẻ MRT để mỗi lần ra vào là quẹt thẻ, đặt cọc 100 đồng, còn muốn nạp vào bao nhiêu tiền thì tùy mình. Nhưng mấy anh chị khuyên tụi tôi nạp vừa vừa rồi xài hết lại nạp tiếp chứ ko lỡ mất thẻ thì uổng vì không lấy lại được. Từ dorm của tôi đi đến trường phải đi bộ tầm 5 7 phút rồi đi MRT tầm 10p nữa là tới, mất 16 đồng (khoảng 14 15k việt nam).
Bên này thường hay ăn gà, cảm nhận đầu tiên của tôi khi ăn đồ ăn đài loan là khá giống với khẩu vị của Việt Nam chỉ có điều nhiều dầu mỡ và hơi lạt hơn. Ngày đầu tiên mấy anh chị khóa trước dẫn tụi tôi đi vào chợ ăn cũng khá ngon. Tầm 80-100 đồng 1 dĩa cơm. Có hàng cơm gà nhỏ trong chợ tụi tôi đi ăn phải đứng xếp 1 hàng dài 2 chục người để đợi. Quán nhỏ xíu, có đâu tầm 4 5 cái bàn, nhưng rất đông khách. Cơm gà ở đây có 2 kiểu cà ri và luộc. Tuy không ngon bằng cơm gà ở Tam Kỳ quê tôi nhưng tôi thấy ăn cũng đc rồi. Còn đỡ hơn nhiều cơm gà công nghiệp ở SG.
Đường xá ở Đài Bắc rất sạch sẽ, cơ sở hạ tầng hiện đại. Hầu như tôi chẳng thấy rác trên đường. Chắc vì người ta đi tàu điện ngầm MRT nhiều nên trên đường xe cộ cũng thưa thớt chứ không kinh khủng như ở SG. Phần lớn là oto và mấy chiếc scooter. Bên này người Đài Loan đi xe máy toàn đi 1 kiểu Scooter, lâu lâu mới thấy 1 vài chiếc motor thôi. Đi cả ngày mà hầu như tôi không nghe 1 tiếng còi xe nào dù là nhỏ nhất. Tôi với tụi con trai đi bộ ngoài đường cả ngày cũng chẳng thấy mệt, vì con gái Đài bên này đẹp cực, tụi tôi ngắm hoài không thấy chán. 
Những ngày đầu ở Đài Bắc ngoài phải lên trường dự ngày định hướng cho tân sinh viên tụi tôi toàn được dẫn đi chơi. Đợt trước ở Việt Nam tôi có quen được anh Đức k50 qua facebook, tụi tôi cũng hay nói chuyện với nhau, chắc có nhiều điểm chung nên ae chơi cũng hợp, sau này sang đây a Đức thân nhất với tôi trong mấy anh chị khóa trước. Ngày thứ 2 sau khi chạy lòng vòng trên trường làm thủ tục nhập học, khám sức khỏe này nọ từ 10h đến 3h chiều đuối đơ luôn tôi cũng ráng lết qua sân vận động Taipei Arena để mua vé coi trận Việt Nam - Đài Loan vòng loại WC2018. Rất tiếc cho 2 sinh viên Việt Nam yêu nước, tôi với a Đức đến trễ quá nên người ta ko còn bán vé trực tiếp nữa. Nhưng cũng ko bõ công, ở trước sân vận động, cả mấy ngàn người Việt, áo cờ đỏ sao vàng, chiêng trống kèn còi đủ kiểu hú ré nhốn nháo cả một góc trời. Rạp trời đỏ vàng, trái ngược hẳn với cổ động viên Đài Loan. Cổ động viên Đài Loan do mặc áo xanh nên nhìn cũng ko nổi bật lắm, người ta xếp hàng thành 2 hàng dài thiệt dài vòng quanh sân vận động để đợi vào sân, im lặng và lịch sự, nhìn chẳng giống như đang chuẩn bị tham gia cổ vũ 1 trận bóng tí nào cả. Nhìn sang bên Việt Nam đúng thiệt là khí thế ngút trời. Anh Đức nói với tôi bên này tụi nó ít thèm coi đá bóng lắm, vì 2 môn thể thao chính bên này coi nhiều nhất là bóng chày và bóng rổ. Lang thang 1 hồi mà chẳng tìm được tên đầu cơ bán vé chợ đen nào tôi với a Đức đành chia tay đội tuyển Việt Nam, lên 1 kế hoạch tuyệt vời khác. Tụi tôi rủ cả đám bạn cùng lớp tôi đi cầu... tình yêu ở Đài Bắc. Cầu tình yêu nằm ở new Taipei city, tôi hay gọi là Đài Bắc mới :)))... tụi tôi đi xe điện khoảng 25 30p để đến trạm cuối cùng Tamsui, hiện ra trước mắt là 1 công viên đẹp thiệt đẹp nằm ngay bên biển, trước mặt là 1 hòn đảo, có cầu, cảng cá, 1 bãi cỏ rộng mênh mông, đứa nào cũng phấn khởi, chụp ảnh tự sướng quá trời. Ngay công viên có một người đồng, cũng ko phải là người đồng, tôi cũng chẳng biết gọi là gì, nó là 1 ông đứng ngay công viên bôi cái gì gì lên người, nhìn nguyên cả người giống y như tượng đồng màu vàng tươi. Ổng đứng bất động như tượng, cả buổi ko nhúc nhích cũng được, đến khi mình tới thả 1 đồng xu vào cái hộp trước mặt ổng kêu cái keng 1 cái là ổng sẽ múa như robot cho mình xem. Tùy theo mình thả loại tiền nào ổng sẽ múa nhiều hay ít. Có mấy em bé nhỏ xíu được mẹ dắt ra thả xu vào hộp, ông đó vẫy chào với mấy bé, nhìn hay hay sao ấy. Bên kia công viên cũng còn 1 ông da đỏ thổi kèn harmonica nữa, nhưng tôi nghe a Đức nói ông người đồng bên này là nổi tiếng nhất ở đây. Sau khi chụp ảnh ọt các kiểu, đứng ngay lan can công viên ngắm hoàng hôn, trước mặt là biển mênh mông, đảo nhỏ núi non, ngắm hoàng hôn buông xuống quả thật làm con người ta khoan khoái. Tiếc cái tôi lại không đem theo máy ảnh để chụp lại khoảnh khắc này. Tụi bạn tôi ai cũng smartphone kể cũng tiện. Anh Đức bảo đây là nơi mà ổng thích nhất ở new Taipei city. Tôi cũng thấy vậy, sau này có bạn gái Đài Loan (hi vọng vậy) nhất định tôi cũng sẽ dẫn ra đây cùng ngắm hoàng hôn. Sau khi mặt trời lặn tụi tôi bắt tàu cao tốc ra đảo có cầu tình yêu. Nhìn tàu cao tốc tụi tôi đi giống kiểu mấy cái du thuyền thu nhỏ vậy (tất nhiên là không đẹp đc như du thuyền nhưng nhìn cái dáng chắc cũng kiểu kiểu như nhau). Tụi tôi ko có vào khoang mà đứng hết ra khoảng trống phía sau tàu, vừa ngắm cảnh biển mặt trời lặn vừa tận hưởng từng luồng gió luồn qua tóc, táp vào mặt, nước biển bắn lên lan can li ti đập vào mặt. Cảm giác rất yên bình. Tàu chẻ nước đi chừng 15 20p là tới hòn đảo có cái cầu... tình yêu, tụi tôi vừa tới nơi thì trời cũng vừa tối. Anh Đức kể khu này trước đây chỉ là một làng chài nhỏ nghèo, chưa phát triển. Tưởng Giới Thạch mượn cớ vì tình yêu với Tống Mỹ Linh mà xây nên cây cầu tình yêu chỗ này, rồi xây dựng phát triển thêm xung quanh, sau đó đưa dân sang bên này định cư. Giờ khu này cũng phồn hoa phết. Bên này có 1 quán cafe ngoài trời ngay ở giữa, nhạc sống, có ca sĩ nghiệp dư hát thì phải, tôi cũng ko biết là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, mà tôi thấy có lác đác vài người đứng nghe nên tôi đoán vậy. Cây cầu tình yêu nhìn cũng ko đẹp lắm, thua xa mấy cây cầu ở Đà Nẵng gần quê tôi. Nhưng nó có 1 đường đi lên cây cầu gỗ ở bên cạnh. Toàn bộ sàn, lan can được làm bằng gỗ hết. 2 bên làm 2 bậc thang với cả đặt nhiều ghế cho người ta ngồi, tất nhiên ghế cũng được làm bằng gỗ luôn. Cây cầu dẫn thẳng ra biển. Đợt tôi đi nó vừa bị bão đánh sập nên có đoạn cuối cầu nó chặn lại để sửa nên tôi ko ra được. đứng trên cầu nhìn thẳng ra biển gió thổi mát vãi. Bữa nào tâm trạng ra đây ngồi thẩm ... thì đúng bài luôn. Đi lên cầu sang bên kia có một công viên nhỏ, bên tay trái là 1 cái cột cao treo 1 chuông đồng bự, có dây thòng xuống để mình gõ. Theo tụi tôi nghe được từ anh Đức thì nếu ai có điều gì nguyện ước thì ra đây gõ chuông điều cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Đánh chuông 1 tiếng cầu bình an, 2 tiếng cầu tình duyên, 3 cái thì ổng nghĩ chưa ra là cái gì :)))). Tụi tôi ra đánh loạn xạ bà con nhìn quá trời :)))). Bên cạnh đó còn bán mấy miếng gỗ, có người khắc chữ cho mình. Treo ở trước cái thành chuông cho may mắn. Đại loại vậy. Có mấy đứa con gái có bạn trai ở VN định mua khắc chữ lên treo. Tôi chọc treo lên thế nào 2 năm ở đây cũng chia tay thế là tụi nó khỏi mua luôn. :)) Băng qua kia đường là chuỗi mấy đồ lưu niệm, bánh ngọt đồ ăn các loại. Anh Đức chỉ tụi tôi cái bánh y chang hình dương vật của nam, bọn con gái nhìn đỏ hết cả mặt :)))) tội nghiệp. Nghe nói bên này bánh này rất nổi tiếng, bọn con trai tụi tôi chọc nhau ít bữa tỏ tình em nào mua bánh này cho nó ăn :)))))))... Tụi tôi về đến nhà cũng khuya, người mệt đứ đừ vì đi bộ nguyên ngày, nhưng cũng rất vui.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Khi con trai thể hiện tình cảm

Ngoài hoạt động tổ chức sinh nhật,các bạn nam còn đặc biệt làm quà cho các bạn nữ vào ngày 8 tháng 3 và 20 tháng 10. Tuy số lượng nam khá “bị áp đảo”trong lớp nhưng các bạn vẫn thể hiện sự quan tâm đối với các bạn nữ.Đến lớp thật sớm,đặt sẵn lên bàn một chiếc kẹo mút cùng với tấm thiệp handmade là cách các bạn nam đã tạo bất ngờ cho các bạn nữ vào ngày 8 tháng 3. Là sinh viên năm nhất,thời gian học cùng nhau cũng chỉ mới vài tháng,không ai có thể ngờ được những “người đàn ông” của lớp K53MF có thể bỏ ra thời gian,công sức,lên kế hạch,tự suy nghĩ,tự tay vẽ và tự tay may các tấm thiệp để tặng cho các bạn nữ.Món quà tuy đơn giản,nhỏ bé như thế nhưng rất dễ thương và có ý ghĩa.Mặc dù hay trêu ghẹo “sao may xí thế”,”vẽ con lăn quăn à”,”sao cái to cái nhỏ vậy”…nhưng các bạn nữ hiểu rằng những món quà đó tất cả đều xuất phát từ lòng chân thành của những bạn nam.


Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Sinh nhật cho các thành viên

Một hoạt động truyền thống của MF được duy trì liên tục xuyên suốt năm học chính là tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp cũng như các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, giúp cả lớp đoàn kết, gắn bó nhau hơn, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò. Không chỉ vậy, đây là còn là dịp để các thành viên thư giãn, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Không nhất thiết phải là những món quà “hoành tráng” hay giá trị,nó đơn giản chỉ là một chiếc bánh kem nhỏ,vài viên kẹo với tấm thiệp chúc mừng sinh nhật,nhưng đó lại là sự đóng góp của tất cả các thành viên trong đại gia đình K53MF. Mỗi buổi sinh nhật là một kỷ niệm đáng nhớ với các thành viên trong lớp. Đó có thể là những giây phút hồi hộp,đi học thật sớm chạy đua với thời gian để trang trí lớp học trước khi “nhân vật quan trọng” đến, là những cảm xúc lo sợ khi đem đồ ăn ngang qua camera của VJCC, là những cơn hốt hoảng khi bị nhân viên VJCC bắt gặp khi mang đồ ăn vào lớp, … Nhưng trên hết, đó là sự hạnh phúc khi được nhìn nụ cười của mọi người
Cùng xem lại một số hình ảnh kỉ niệm nào






Nhật ký du học sinh - Phần 1

                                                                                                                     Neal

Tôi học chương trình liên kết 2+2 của Đại học Ngoại Thương TPHCM và trường Minh Truyền của Đài Loan. 2 năm học ở trường Ngoại Thương như bao sinh viên chính quy khác và 2 năm chuyển tiếp sang trường Minh Truyền ở đài bắc. Trường Minh Truyền là trường đại học quốc tế đầu tiên của Đài Loan và là trường đầu tiên của Đài Loan được Mỹ công nhận về tiêu chuẩn giảng dạy, nằm top 400 trường đại học tốt nhất thế giới.
Mấy ngày tôi sắp đi du học ngoài việc chuẩn bị giấy tờ tôi toàn ăn chơi trác táng. 3 tháng hè hết đi du lịch lại cày game với tụi bạn, rồi luyện phim bộ hàn quốc, nhật, mỹ linh tinh... chả động một chữ nào đến tiếng anh hay tiếng hoa. Sau này đến ngày bay tôi mới lo lắng không biết sang đó theo có kịp người ta dạy không. Trước khi đi 3 ngày tôi sắm thêm một cái vali bự, cộng thêm cái tôi mua đợt giảm giá là đủ chuẩn 2 cái vali. Đồ đạc tôi chỉ đem khoảng chục quyển sách mà tôi tâm đắc, vài bộ quần áo, 4 đôi giày đi học và 1 đôi giày thể thao, thêm cái máy ảnh với mấy thứ linh tinh thế là chật ních 2 vali bự. Thấy 2 vali đầy đồ mà nặng quá tôi cũng chả thèm mua thêm thuốc thang hay dầu gội, sữa tắm, mấy thứ linh tinh nữa. Đến mì tôm tôi cũng chẳng đem qua gói nào smile emoticon. Sau này đi từ sân bay về bị bọn bạn chửi quá trời. Ai cũng đem theo mì gói đồ đạc đủ dùng chắc cũng phải 2 năm. Có thằng bạn cùng đi với tôi mẹ nó mua cho quần áo đủ xài cho 2 năm, tô cốc đũa muỗng, thuốc thang, dầu gội đầy đủ, nhìn cái vali của nó như cái tiệm tạp hóa mini của bà già ngoài đầu ngõ nhà thằng bạn. Qua đến đây nó cũng chẳng phải mua thêm gì. Đến sau này khi sang đây tôi được dẫn đi mấy siêu thị mini ních tha hồ, đồ gì cũng có, nhưng có cái đắt hơn ở VN nhiều. Bình xịt khử mùi axe tôi nhớ đợt ở VN tôi xài mua trong siêu thị có 90k, sang đây nó bán 225 đồng (100 đồng = 70k việt nam). Mấy cái ổ cắm điện nối dài ở VN tôi nhớ có tầm 60 70k sang đây nó bán tới 300-400 đồng. Ai cũng tặc lưỡi. Nhưng hình như đồ điện tử ở đây lại rẻ ở VN, điện thoại di động có cái rẻ hơn cả 600 700k.
Tiễn tụi tôi ở sân bay mỗi nhà đứng mỗi góc, tụi tôi còn được cả thầy cô dạy tụi tôi ở FTU lên tiễn. Nhìn đông vui hoành tráng lắm. Cảm giác của tôi lúc đó vừa sướng vừa oai, kiểu đc đi nước ngoài rồi người thân, bạn bè, thầy cô đến tiễn. Không có kiểu khóc lóc sợ sệt như phim Hàn Quốc đâu, tụi tôi mặt đứa nào cũng tươi rói, phụ huynh, bạn bè cũng vậy, ai cũng mừng cho tụi tôi. Riêng mẹ tôi thì khóc thút thít như kiểu ko gặp được con nữa, vì tôi tính 2 năm sau tôi mới về lại. Bọn bạn thân troll tôi, tặng cho cái băng đô màu đỏ cài đầu của bọn con gái rồi thêm 1 cái đồng hồ điện tử để bàn nhìn cũng ngon lành phết. Tụi tôi đứng chơi được khoảng nửa tiếng với gia đình thì phải vào làm thủ tục hải quan. Thế là mọi người bịn rịn chia tay vẫy chào khi tôi khuất sau đường dẫn vào khu vực làm thủ tục. Khúc này thì cũng có hơi giống phim Hàn Quốc thật.
Ấn tượng đầu tiên từ sân bay về dorm là đường xá hiện đại, sạch đẹp và tấp nập. Có một điều tôi rất bất ngờ đó là mọi người đều để xe máy, xe đạp ở ngoài đường. Chính xác là ở ngay vỉa hè ngoài đường. Không ai dắt xe vào nhà cả. Khi tôi hỏi 1 anh khóa trước thì được biết người ta để xe ở ngoài cả ngày mà không sợ bị mất, kể cả xe đạp. Sau này khi đi cửa hàng tiện lợi hay siêu thị tụi tôi còn đc mang cả cặp hay balo túi sách vào mà không phải gửi lại, bên này người ta rất tự trọng và có lòng tin đối với mọi người, ở cửa hàng tiện lợi khi trời mưa người ta còn treo đầy dù ở ngoài cửa thoải mái đi vào trong. Tụi tôi cứ chọc nhau gặp mà ở SG thì 2 giây là ko còn tí dấu vết.
Sau khi được dẫn vào dorm làm thủ tục nhận phòng, tụi tôi được một bạn tên Leo hướng dẫn mọi thứ.Thường thì một dorm sẽ có 1 vài leader student giống kiểu anh đại trong kí túc xá ở việt nam mình. Có nhiệm vụ hướng dẫn những tên gà mờ tụi mình. Leo là một trong số đó.Phải đến 1h sáng tụi tôi mới mang được hết đồ đạc lên nhận phòng.Sau đó Leo dẫn tụi tôi ra một cửa hàng tiện lợi ở gần dorm của trường để mua sắm chăn gối đệm các thứ.Nói là cửa hàng tiện lợi nhưng tôi thấy nó chẳng khác gì một siêu thị mini cả.Nó gồm 4 tầng, có tất cả từ vật dụng thiết yếu đến ly tách, bình nấu nước, đồ điện, điện tử, chăn ga gối đệm, dụng cụ học tập...
Tụi tôi đứng cả nửa tiếng đồng hồ mới chọn được đệm với chăn gối vì cũng quên coi thử kích thước của giường để mua cho phù hợp, với cả cũng quá nhiều loại tụi tôi chẳng biết chọn loại nào, Leo thì đứng nói cả buổi mà cũng chả ai hiểu ai, thằng nào cũng nhìn nhau cười rồi nhìn lại mặt Leo tỏ vẻ thông cảm :))))... Hầu như người Đài Loan nói không tốt tiếng anh. Leo và ông thầy supervisor của tụi tôi cũng vậy. Tụi tôi phải căng mắt căng tai mới hiểu được ý người ta muốn nói gì. Thằng bạn tôi mệt quá chơi luôn sang tiếng Hoa cho đỡ nhức đầu :)))
Nó còn nói vui, 2 năm cày khổ cực tiếng anh qua đây chả dùng đc gì :))))) Tụi bạn tôi cầm lên cầm xuống xem giá đệm các thứ, đứa nào cũng bảo đắt, sau nửa tiếng ôm ra được 1 đống đồ, có đứa tiết kiệm mua combo chăn gối đệm chỉ có 1 ngàn. Nhìn cũng ngon lành, tôi thì mẹ tôi cho 2 ngàn để mua mấy thứ này nên tôi cũng ko ngắm nghía nhiều cứ thấy cái nào đẹp đẹp bắt mắt là tui quất luôn, được một cái gối siêu nhân đúng đẹp, ra tính tiền nó quất cho 2 ngàn 4. Nhưng mà chất lượng.
Sau này lúc đang ôm đồ lỉnh kỉnh lên phòng tôi còn quen đc Johnson, thằng nhóc 18 tuổi mới học năm 1. Thân thiện và tốt bụng y chang Leo. Hơn 2 giờ sáng rồi mà Leo với Johnson còn dẫn tụi tôi ra cửa hàng gần dorm ăn uống cho đỡ đói. Mới qua ngày đầu tiên nhưng hầu hết những người đài loan tôi gặp đều thân thiện. Không biết sau này nhận xét này có bị thay đổi không, nhưng ấn tượng ban đầu quả thật rất tuyệt.
Nói là dorm nhưng Datung tụi tôi ở không bằng mấy dorm khác của trường. Đây là dorm cũ nhất của trường, kiểu 1 tòa nhà cũ kĩ người ta xây theo mô hình kí túc xá cho sinh viên. Nhưng cũng rất hiện đại. Từ cửa từ cho đến bình lọc nước. Mỗi tầng của ktx có 6 phòng, có 1 bình lọc nước riêng, lọc trực tiếp từ nước máy. Có cả nước sôi để chế mì tôm. Kí túc xá của tụi tôi không cho nấu ăn, nhưng pha mì tôm thì vẫn đc phép. 1 phòng vệ sinh chung gồm lavabo rửa mặt, 2 phòng vệ sinhQ và 2 phòng tắm, phòng tắm có nước nóng cho mùa đông nữa. 
Cũng hơi bất tiện nhưng chắc cũng ko sao. Ở dưới tầng trệt thì có nguyên 1 dàn máy giặt cho sinh viên dùng. Mỗi lần giặt phải bỏ vào 1 xu 10 đồng, giống như mua coca ở quầy tiện lợi vậy. Tụi tôi còn đc free cả móc treo đồ và chậu, do nhiều sinh viên trước bỏ lại.
Trái cây ở đây đúng mắc luôn. Tụi tôi đói quá vào cửa hàng tiện ích nhỏ làm cái bánh ngọt và 2 trái chuối là mất mẹ nó 85 đồng (100 đồng = 70k). Tính ra một trái chuối tầm 10 12 ngàn. Nhưng được cái khi mua 1 cái bánh ngọt có dán blue ticket giá 49 đồng sẽ được tặng thêm free 1 thức uống bất kỳ, sữa, nước cam, cà phê, trà xanh... (nước cam ở bên đây khó uống cực). Có nhiều loại bánh ngọt có dán green ticket 39 đồng, theo Johnson thì vẫn được chọn đồ uống nhưng giá thấp hơn hay sao đó tôi cũng chưa thử.

SOS - Summer Of Sharing

Đã là sinh viên thì không thể thiếu các hoạt động đội nhóm,câu lạc bộ,hoạt động tình nguyện,…Summer of sharing đối với mình là một hoạt động tình nguyện rất có ý nghĩa,không chỉ kết nốt các thành viên trong một tập thể mà còn tạo cơ hội cho các bạn chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn.Là một sinh viên năm nhất thì không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ khi bước vào môi trường đại học,nhưng những điều đó sẽ không là gì nếu bản thân thật sự muốn trải nghiệm với những hoạt động tình nguyện.



   Summer of sharing bao gồm hoạt động gây quỹ và đến thăm các em tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Gò Vấp.Suốt thời gian gây quỹ cả lớp đã thay nhau bán hàng,các mặt hàng từ bút viết,móc khóa,bánh kẹo,nước uống…được bày bán mỗi ngày cho đến khi có đủ số tiền lớp đã đặt ra.Đối với mình thời gian cùng nhau bán hàng có lẽ là lúc ý nghĩa nhất,khi mỗi cá nhân nhận thức được công sức mình bỏ ra sau những tiết học không phải để làm những điều vô ích,mà là đem lại “niềm vui” cho những em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn.Bên cạnh việc học tập tốt thì năng nổ trong các hoạt động đội nhóm là điều không thể thiếu của một sinh viên Ngoại thương.Có tham gia,có trải nghiệm thì mới thấy được giá trị của cuộc sống, giá trị của đồng tiền và giá trị của con người.Khi đến thăm các em tại trung tâm bảo trợ,sinh hoạt trò chuyện cùng các em,cảm nhận được niềm vui của các em khi các anh chị đến thăm thì mới thấy được chương trình có ý nghĩa như thế nào,công sức mồ hôi các bạn bỏ ra là không hề lãng phí.Để tổ chức một hoạt động từ thiện là điều không hề đơn giản,nhưng khi nghĩ đến cuộc sống của các em nhỏ sẽ được cải thiện phần nào thì đó chính là động lực giúp các bạn phấn đấu đạt được mục tiêu.

   SUMMER OF SHARING đã để lại dấu ấn riêng của K53MF – một K53MF luôn đoàn kết, nhiệt tình,năng động và làm nên những điều ý nghĩa!   

   

                                                   LÍULO

TỔNG HỢP ĐỀ THI KINH TẾ VI MÔ

Đây là môn học rất mới so với những gì các em được học ở cấp 3 nhưng không vì thế mà nó khó học đâu. Đây là môn học được xây dựng trên mối quan hệ cung - cầu, là môn học cơ bản mà bất kì ai theo khối ngành kinh tế cũng cần biết. Khi học môn này, các em cần nắm vững và hiểu rõ bản chất lý thuyết, nó không phải thứ lý thuyết khô khan đâu mà rất gắn liền với cuộc sống. Bài tập của môn này không phức tạp, anh tin là nếu các em chịu khó làm các bài tập của giảng viên hoặc làm thêm một số bài tập ở ngoài thì sẽ không gặp vấn đề gì khi kiểm tra
Dưới đây là link một số nguồn bài tập mà anh sưu tập được 

HUỚNG DẪN VỀ PINYIN(PHIÊN ÂM) TIẾNG TRUNG

I. Về pinyin:
Giúp mọi người có thể phát âm chính xác những phiêm âm, chúng ta có thể truy cập vào địa chỉ:
https://www.yoyochinese.com/chinese-learning-tools/Mandarin-Chinese-pronunciation-lesson/pinyin-chart-table
Sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp cải thiện đáng kể phần phát âm, từ đó giúp nâng cao khả năng nghe và nói tiếng Trung một cách hiệu quả. Do đó việc phát âm chính xác ngay từ ban đầu luôn luôn cần thiết!
II.Hướng dẫn:
- Muốn tra từ có pinyin "dáo" phát âm như thế nào, cần thực hiện như sau:
1. Chọn cột dọc ứng với thanh mẫu"d".

2. Chọn cột ngang ứng với vận mẫu "ao".

3. Chọn thanh điệu tương ứng. 

Hy vọng mọi người sẽ giải quyết được phần nào khó khăn trong việc phát âm tiếng Trung. Thân!
Bảo Bee

1. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT VỀ QUY TẮC ĐỌC SỐ


A.Cách đọc số đếm:
I. Cách đọc số từ 10 đến 99:    A “/Shí/” B
● 97: 九十七 
● 13: 十三
II. Cách đọc số từ 100 đến 999:    A “/Bǎi/” B…
● 108: 一百零八
● 938: 九百三十八
III. Cách đọc số từ 1000 đến 9999:     A “/Qiān/” B…
● 1082: 一千八十二
● 9878: 九千八百七十八
IV. Cách đọc số từ 10000 đến 99999:    A “/Wàn/” B…
● 12345: 一萬二千三百四十五
● 98765: 九萬八千七百六十五
V. Cách đọc số từ 100.000 đến 999.999:     A “” B…
● 466446: 四十六萬六千四百四十六
- Hướng dẫn: Có thể phân tích thành 46|6446 để dễ dàng hơn.
VI. Cách đọc số từ 1.000.000 đến 9.999.999:    A “” B…
● 9889989: 九百八十八萬九千九百八十九
VII. Cách đọc số từ 10.000.000 đến 99.999.999     A “” B…
● 21122345: 二千一百十二萬二千三百四十五
VIII. Cách đọc số từ 100.000.000 đến 999.999.999      A “/Yì/” B…
● 999888777: 九億九千九百八十八萬八千七百七十七
B. Cách đọc các số khác:
I. Cách đọc số thập phân (A.B):      A “/Diǎn/” B
● 0.5: 零點五
● 97.65: 九十七點六五
II. Cách đọc phân số (A/B):      B “分之/Fēn zhī/” A                                        
● 2/3: 三分之二
● 25%: 百分之二十五
III. Cách đọc số thứ tự:        + Số đếm…
, , , ,…
IV. Cách đọc năm, số điện thoại và số phòng:
- Hướng dẫn: Đọc rời từng chữ số. Riêng đối với số điện thoại và số phòng, số 1 thường được đọc là /Yāo/.
● Năm 2000: 零零零(/Nián/)
● Năm 2015: ()
● 01255 554 329: (yāo)二五五五五四三
C. Cách đọc ngày, tháng, năm:            A/Nián/B/Yuè/C/Hào/  hay/Rì/
- Hướng dẫn: Đọc theo thứ tự năm, tháng, ngày.
● 13/09/2015: 五年月十
                                                                                                                                                                                                                                                                                               Bảo Bee


Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Học bổng đầu năm 2015-2016

                                                                             Nguồn: trung tâm hỗ trợ học sinh - sinh viên
I. CÁC LOẠI HỌC BỔNG:

1. Học bổng “Trung Kiên - Tiếp sức đến trường

1.1. Số lượng: 40 suất

1.2. Trị giá: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/suất/năm học (học bổng bảo trợ đến khi ra trường)

1.3.  Đối tượng – tiêu chuẩn:

- Tân sinh viên vừa trúng tuyển vào các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thuộc các chuyên ngành: Kỹ sư nông nghiệp (trồng trọt), sinh học (chế biến nông sản sau thu hoạch), sinh viên Sư Phạm (mầm non, tiểu học), năm học 2015 -2016 và theo học các trường trúng tuyển.

- Có điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 21 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên).

- Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ.

- Ưu tiên sinh viên mồ côi, gia đình chính sách, hoặc tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Hội.

- Chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2015.

1.4. Hình thức trao tặng:

- Học bổng trao thành 02 kỳ/ năm học;

- Học bổng sẽ bảo trợ sinh viên từ lúc nhập học đến khi ra trường, với điều kiện sinh viên nhận học bổng đảm bảo kết quả học tập tiến bộ (năm sau cao hơn hoặc bằng điểm năm trước).

1.5. Thời gian nộp hồ sơ:

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 09/10/2015 (Thứ sáu).

2. Học bổng “Viso – Khởi đầu ngời sáng”

2.1. Số lượng: 50 suất

2.2. Trị giá: 2.000.000 đồng/suất

2.3. Đối tượng – tiêu chuẩn

- Sinh viên năm nhất vừa trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm học (2015 – 2016) và theo học tại trường trúng tuyển.

- Có điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 21 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên)

- Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ, ưu tiên cho những bạn mồ côi cha mẹ, dân tộc ít người, gia đình chính sách, vùng sâu vùng xa.

- Sinh viên chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2015.

- Ưu tiên sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn – Hội.

2.4. Thời gian nộp hồ sơ:

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 09/10/2015 (Thứ sáu)

3. Học bổng “Bruce Langone”:

3.1. Số lượng: 07 suất

- Trị giá: 3.000.000 đồng/suất/năm học (học bổng bảo trợ đến khi ra trường)

3.2. Đối tượng – tiêu chuẩn:

- Tân sinh viên các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 – 2016 và theo học vào trường trúng tuyển.

- Có tổng điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, không nhân hệ số) và theo học vào trường trúng tuyển.

- Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ, ưu tiên cho các bạn có điểm cao, mồ côi cha hoặc mẹ, dân tộc ít người, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa.

- Ưu tiên sinh viên tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Hội.

- Chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2015.

3.3. Thời gian nộp hồ sơ

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 09/10/2015 (Thứ sáu)

4. Học bổng NVC:

4.1. Số lượng: 10 suất

- Trị giá: 2.000.000 đồng/suất/năm học (học bổng bảo trợ đến khi ra trường).

4.2. Đối tượng – tiêu chuẩn:

- Tân sinh viên các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng trên địa bàn TP. HCM năm học 2015 - 2016 và theo học vào trường trúng tuyển.

- Có tổng điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, không nhân hệ số) và theo học vào trường trúng tuyển.

- Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ, ưu tiên cho các bạn có điểm cao, mồ côi cha hoặc mẹ, dân tộc ít người, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa.

- Ưu tiên sinh viên tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Hội.

- Chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2015.

4.3. Thời gian nộp hồ sơ

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 09/10/2015 (Thứ sáu)

5. Học bổng SJINC

5.1. Số lượng: 20 suất

Trị giá: 4.500.000 đồng/suất/năm học (học bổng bảo trợ đến khi ra trường)

5.2. Đối tượng – Tiêu chuẩn:

- Tân sinh viên các trường Đại học, Học viện và Cao đẳng trên địa bàn TP. HCM năm học 2015 - 2016 và theo học vào trường trúng tuyển.

- Có tổng điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 18 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, không nhân hệ số) và theo học vào trường trúng tuyển.

- Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ, ưu tiên cho các bạn có điểm cao, dân tộc ít người, mồ côi cha hoặc mẹ, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa.

- Ưu tiên sinh viên tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Hội.

- Chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2015.

5.3. Thời gian nộp hồ sơ

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 09/10/2015 (Thứ sáu)

6. Học bổng “Mobifone – Rockstorm”

6.1. Số lượng: 100 suất

6.2. Trị giá: 2.000.000 - 3.000.000 đồng/suất

6.3. Đối tượng – Tiêu chuẩn:

Đối tượng: Tân sinh viên vừa trúng tuyển vào các trường Đại học, Học viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 – 2016 và đang theo học tại trường trúng tuyển.

Tiêu chuẩn:

+ Là đoàn viên.

+ Học lực: Có tổng điểm trúng tuyển 3 môn thi từ 21 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên, không nhân hệ số).

+ Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ.

- Tiêu chuẩn ưu tiên

+ Tân sinh viên mồ côi cha mẹ, khuyết tật hoặc là nạn nhân chất độc màu da cam, gia đình chính sách.

+ Có những đóng góp xuất sắc trong phong trào công tác Đoàn, công tác Hội sinh viên và phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở.

+ Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trong hoạt động vì cộng đồng được cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội ghi nhận.

6.4. Thời gian nộp hồ sơ:

- Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 12/10/2015 (Thứ hai)

7. Học bổng sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ

7.1. Số lượng: Không hạn chế

7.2. Trị giá: 5.000.000 đồng/suất/năm học (học bổng bảo trợ đến khi ra trường)

7.3. Đối tượng – tiểu chuẩn

- Sinh viên năm 1 và năm 2 các trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm học 2014 – 2015.

- Có điểm trúng tuyển 3 môn từ 20 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên) và theo học tại trường trúng tuyển.

- Có thành tích học tập tốt (Điểm trung bình năm học 2014 - 2015 đạt: 6.5 trở lên)

- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ.

- Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có nguy cơ bỏ học nếu không được giúp đỡ.

- Sinh viên chưa nhận học bổng xã hội trong năm 2014, 2015.

- Ưu tiên sinh viên tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội.

7.4. Thời gian nộp hồ sơ:

Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 13/10/2015 (Thứ ba)

8. Học bổng “Carmudi – Học bổng trao tay”

8.1. Số lượng: 05 suất

8.2. Trị giá: 200USD/ suất (tương đương 4.500.000đ)

8.3. Đối tượng – Tiêu chuẩn:

- Là sinh viên năm 2, năm 3 đang theo học các trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

- Điểm trung bình từ 7,5 trở lên.

- Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa.

8.4. Hồ sơ dự xét:

- 01 thư đề đạt nguyện vọng.

- 01 thư về dự định tương lai bằng tiếng Anh

- 01 bảng điểm học tập năm học 2014 – 2015

- Các chứng nhận, bằng khen tham gia hoạt động ngoại khóa (nếu có)

8.5. Thời gian nộp hồ sơ

- Từ ngày ra thông báo đến 17g00 ngày 14/10/2015 (Thứ tư)

- Thời gian xét hồ sơ: 16/10 - 20/10/2015

- Thời gian trao học bổng: 23/10/2015 (Thứ sáu)

8.6. Cách thức nộp hồ sơ

- Sinh viên truy cập tìm hiểu thông tin, tải mẫu thư đề đạt nguyện vọng tại website:http://www.carmudi.vn/scholarship/

- Sinh viên nộp về địa chỉ email: hocbongtraotay@carmudi.vn.

- Hồ sơ gửi bằng file PDF, hồ sơ đạt yêu cầu, sinh viên phải nộp bản gốc để đối chiếu.

II. HỒ SƠ HỌC BỔNG (dành cho học bổng số 1 – 7)

- Thư đề đạt nguyện vọng có dán kèm ảnh 3x4 và có xác nhận của Đoàn TNCS – Hội Sinh viên trường (theo mẫu đính kèm hoặc tải mẫu riêng cho từng loại học bổng về từ website của Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên thành phố www.hotrosinhvien.vn).

- Thư giới thiệu trình bày rõ về hoàn cảnh gia đình và khát vọng học tập (tự viết, kể cụ thể, chi tiết về bản thân, công việc làm thêm …).

- Bản sao CMND, Thẻ Sinh viên.

- Bản sao giấy báo nhập học hoặc giấy báo trúng tuyển có thể hiện số điểm đạt được do trường dự thi cung cấp hoặc có chứng thực (đối với tân sinh viên);

- Bảng điểm học tập năm học 2014 – 2015 (đối với sinh viên năm 2 trở lên)

- Giấy xác nhận gia đình khó khăn, gia đình chính sách có xác nhận của địa phương hoặc bản sao sổ hộ nghèo có chứng thực.

- Bản photo Giấy chứng tử của cha mẹ hoặc giấy xác nhận mồ côi cha mẹ do chính quyền địa phương xác nhận (đối với sinh viên mồ côi).

- 1 ảnh 3x4.

III. CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:

- Sinh viên nộp hồ sơ trực tiếp về Văn phòng Đoàn – Hội hoặc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên trường, Trung tâm không tiếp nhận hồ sơ sinh viên nộp lẻ tại Trung tâm.

- Đoàn - Hội trường tiếp nhận và tổng hợp hồ sơ theo mẫu của từng loại học bổng, xét chọn, gửi công văn giới thiệu và hồ sơ sinh viên đủ tiêu chuẩn về Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên (33 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) đúng thời hạn quy định, đồng thời gửi file tổng hợp qua emailthaoduy.napa@gmail.com trước thời gian nộp bản giấy, tiêu đề mail ghi rõ tên trường và loại học bổng.

Thông tin chi tiết về các học bổng xin vui lòng liên hệ đ/c Nguyễn Thảo Duy – Phòng Tổ chức Hành chính (ĐT: 08.3827.4709 – 0947.879.771). hoặc click vào đường link sau http://demo.hotrosinhvien.vn/article/trien-khai-hoc-bong-danh-cho-sinh-vien-dau-nam-hoc-2015-2016

Copyright © Diễn đàn MF | Powered by Blogger
Design by SimpleWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com | Appliance Reports