- CĐV -
Liệu những sự kiện sau đây có làm bạn mâu thuẫn với kiến thức đã học qua môn kinh tế vĩ mô?1/
17/12/2015, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì Fed ra quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức giữa
0,25-0,50%, từ mức gần 0% đã áp dụng tám năm nay.
Về mặt lý thuyết, lãi suất USD tăng so với những
đồng tiền khác, sẽ làm cho nhu cầu sử dụng đồng USD cao hơn làm cho đồng USD trở
nên có giá trị hơn. Kết quả tỷ giá USD so với các đồng tiền khác tăng
Thực tế, tỷ giá USD lại
giảm so với các đồng tiền khác
Dưới đây là tỷ giá của USD so với một số đồng ngoại tệ lớn. Phần đóng khung màu xanh là diễn biến của tỷ giá từ ngày Fed ra quyết định tăng lãi suất
( tỷ giá USD so với JPY ( Yên Nhật ) )
( tỷ giá USD so với CHF ( Francs Thụy Sĩ ) )
( tý giá XAU ( vàng ) so với USD )
Giải thích: từ ngày
17/6/2014 đã rộ thông tin về việc Fed tăng lãi suất, và nhà đầu tư rất hồ hởi
trước thông tin này. Điều này được phản ánh qua việc tỷ giá USD liên tục gia
tăng. Và đến khi Fed đưa ra quyết định thì lúc này thông tin đẫ trở nên quen
thuộc, không còn mới mẻ gì. Và các nhà đầu cơ gom USD từ đợt trước bắt đầu các
hành động bán tháo chốt lời dẫn đến việc tỷ giá USD giảm
2/
03/12/2015, Ngân hàng
Trung ương ECB ra quyết định hạ lãi suất cơ bản thêm 0,1%, xuống mức -0,3%, thấp
nhất trong lịch sử đồng thời kéo dài việc mua trái phiếu thông qua chương trình
nới lỏng định lượng đến tháng 3/2017
Về mặt lý thuyết, đồng tiền
ECB sẽ giảm giá thê thảm vì:
- - Lãi suất giảm khiến nhu cầu sử dụng đồng
EUR suy giảm làm cho đồng EUR trở nên kém giá trị hơn. Hiệu ứng này càng nghiêm
trọng khi chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất từng duy trì lãi suất âm và lần này
là lần thứ 2 có hiện tượng lãi suất âm, mức độ càng nghiêm trọng hơn khi đây là
mức lãi suất thấp nhất lịch sử
- - Mua trái phiếu của cơ quan này đồng
nghĩa với việc sẽ cung cấp thêm nguồn euro trên thị trường. Nguồn cung euro
tăng trong khi nhu cầu euro giảm sẽ làm đồng tiền mất giá
Thực tế: tỷ giá EUR liên tục tăng trong thời gian
qua
Dưới đây là tỷ giá của EUR so với một số đồng ngoại tệ lớn. Phần đóng khung màu xanh là diễn biến của tỷ giá từ ngày ECB ra quyết định
( EUR so với JPY )
( XAU so với EUR )
Giải thích: 2 chính sách mà ECB đưa ra đều nhầm mục
đích kích cầu tăng trưởng, tạo ra sự kỳ vọng vào khả năng phục hồi của nền kinh
tế Châu Âu, từ đó làm cho đồng EUR tăng
trở lại
3/
30/11/2015, IMF thông báo đưa đồng Nhân dân tệ ( CNY
) vào giỏ đồng tiền dự trữ
Về mặt lý thuyết: đồng tiên CNY sẽ tăng giá nhờ vị
thế mới của mình, nhu cầu thanh toán và đầu cơ của mọi người tăng
Thực tế: tỷ giá CNY liên tục rớt giá, kéo theo những
rủi ro trong cán cân thương mại Việt Nam
( tỷ giá XAU so với CNY )
Giải thích: Tuy nhu cầu đồng CNY có tăng, nhưng các
số liệu kinh tế của Trung Quốc lại đáng báo động, làm dấy lên lo ngại về tình
hình tăng trưởng cũng như sức khỏe tài chính của Trung Quốc. Thêm vào đó, trước
đây khi có biến động thì chính phủ Trung Quốc sẽ can thiệp vào nhưng hiện nay
do phải đáp ứng các tiêu chuẩn của IMF nên chính phủ đành thả nổi đồng CNY, khiến
cho tình hình rớt giá càng thêm thê thảm
Xem thêm: Hậu quả chính sách lãi suất âm
Xem thêm: Hậu quả chính sách lãi suất âm