ĐÀI LOAN CÓ GÌ THÚ VỊ

TỐ CHỨC HAND IN HAND

BUỔI SINH HOẠT CỦA CLB TIẾNG HOA

NHẬT KÝ DU HỌC SINH

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

TRUNG QUỐC TRONG NỖ LỰC NGĂN CHẶN ĐÀ GIẢM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Hàng loạt các phương án không chỉ trên góc độ kinh tế vĩ mô mà cả trên góc độ thái độ hành vi con người đã được chính phủ Trung Quốc áp dụng nhằm bảo vệ thị trường chứng khoán của nước này.

1)      Giảm cung
-          Không cho các công ty bán chứng khoán khi chỉ số SSEC còn ở dưới mức 4.500 điểm
-          Các cổ đông lớn của công ty ( nắm trên 5% lượng cổ phiếu ) không được bán chứng khoán trong 6 tháng tới
-          Tạm dừng 28 đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) trên 2 SGDCK Thượng Hải và Thẩm Quyến, và không đồng ý đơn đề nghị IPO của DN bởi việc các DN tiến hành IPO quá nhiều trong thời gian qua đã gây áp lực lên tính thanh khoản của thị trường.
-          Công ty lưu ký và thanh toán chứng khoán Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát tài khoản chứng khoán. Cụ thể: kiểm tra các tài khoản chứng khoán được mở tại các tổ chức đại diện mở tài khản chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty ủy thác, công ty ký quỹ…).
     
2)      Tăng cầu
-          Cho 21 công ty chứng khoán lớn vay 260 tỷ nhân dân tệ (42 tỷ USD) để các công ty này tăng cường mua vào cổ phiếu và không bán ra khi chỉ số SSEC còn ở dưới mức 4.500 điểm
-          Tăng giới hạn cho phép các công ty bảo hiểm mua 1 cổ phiếu bluechip duy nhất từ 5% lên 10% nhằm thúc đẩy thị trường
-           Nới lỏng một phần giao dịch ký quỹ thông qua việc giảm số tiền tối thiểu trong tài khoản cần có để sử dụng giao dịch ký quỹ. Ngân hàng Trung ương sẽ hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ quốc gia, để tăng tính thanh khoản thông qua các kênh như cho vay liên ngân hàng, trái phiếu và các tài sản thế chấp
-          Đưa ra cam kết sẽ mua một lượng lớn các cổ phiếu hạng vừa và nhỏ. Các biện pháp này là nỗ lực mới nhất của Chính phủ khi TTCK sụt giảm đang đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế cũng như làm suy giảm niềm tin của NĐT.
-           Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc yêu cầu các cổ đông lớn tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu của mình.
-          Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất cơ bản 0,25% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5% (ngày 28/6) nhằm thực hiện mục tiêu kép: (1) Hạ lãi suất để giúp giảm nhẹ chi phí vay vốn của DN (lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn một năm đã được giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 4,85%/năm) từ đó giúp doanh nghiệp ổn đinh hoạt động kinh doanh; (2) Dịch chuyển nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng vào sản xuất và TTCK (lãi suất huy động một năm cũng giảm 0,25 điểm phần trăm, xuống còn 2%/năm).

3)      Đánh vào tâm lí
-          Từ 01/01/2016, Trung Quốc chính thức áp dụng cơ chế tạm ngưng giao dịch có điều kiện (được gọi là Circuit Breaker). Theo cơ tạm ngưng giao dịch có điều kiện, giao dịch sẽ tạm ngừng trong 15 phút nếu chỉ số CSI 300 sụt giảm 5% và sẽ đóng giao dịch cả phiên nếu chỉ số này sụt giảm 7%. 
-          Theo nghiên cứu của Dan Ariely, các quyết định hành vi của con người phụ thuộc vào những ấn tượng ban đầu. Vì thế, khi đặt ra 1 mốc ấn tượng ( 5% và 7%) là những mốc giảm quá mạnh khiến thị trường cần tạm hoãn, nhà đầu tư khi tham gia giao dịch sẽ có tâm lí rằng đây là 1 mức giảm quá sâu, không thể đạt đến vì thế khi gần đến các mốc này họ sẽ bắt đầu ngưng bán và tiến hành mua cổ phiếu, từ đó giúp thị trường hồi phục.
-          Nhằm xoa dịu, kiềm chế sự mất bình tĩnh, nóng nảy, hoang mang của nhà đầu tư. Khi thị trường sụt giảm mạnh, cụ thể là các mốc 5% và 7% trong trường hợp Trung Quốc, tâm lí nhà đầu tư rất dễ bị dao động, lo sợ chứng khoán sẽ giảm mạnh, từ đó dẫn đến việc bán tháo, làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, việc tạm ngưng giao dịch sẽ là 1 liều thuốc giúp điều hòa tâm lí của họ, giúp họ có đủ thời gian để nhân ra đây chỉ là biến động ngắn hạn, tránh những suy nghĩ tiêu cực nhất thời.
      
Copyright © Diễn đàn MF | Powered by Blogger
Design by SimpleWpThemes | Blogger Theme by Lasantha - PremiumBloggerTemplates.com | Appliance Reports